CƠ HỘI THUẬN LỢI NHẤT TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI (P.2)

CHƯƠNG I
CÁI GIÁ CỦA SỰ TỰ DO RA SAO




Trong thời kỳ Đình trệ (Khủng hoảng Toàn cầu) có một nhà công nghiệp giàu mạnh, có nhiều ảnh hưởng. Để quốc của ông ta rộng vô biên. Sản nghiệp của ông ta trùm tư bản trải ra hút tầm mắt – xuyên suốt các đại diện và lục địa. 

Từ dinh thự sang trọng mênh mông tráng lệ của mình, ông quản lý toàn bộ lợi nhuận tập đoàn, hoạt động như một thể thống nhất. Hàng trăm nghìn người làm việc cho ông ta. Ông chi phối cuộc sống của từng người trong số họ, trong chừng mực là người am tường bản tính tự nhiên của con người, ông biết cách dùng người và có khả năng kiểm soát hoạt động của họ. 

Mặc dù nhà đại tư bản này không có gia đình và sống độc thân, mọi thứ xung quanh ông đều được cung ứng hoàn hảo. Ông ta sống trong một biệt thự lộng lẫy nhất thế giới. Ông bao bọc quanh mình bằng những tác phẩm nghệ thuật, sắm những đồ gỗ đẹp mỹ lệ. Ông thưởng thức các món ăn tuyệt vời và thứ rượu nho hảo hạng làm từ vườn nho của chính mình. Nhà tài phiệt có cả một đội quân phục dịch. Tất cả những gì ông chạm vào, nhìn thấy hay nghe thấy đều nổi trội bởi các phẩm chất ưu việt. 

Cùng với thời gian, vườn bách thú do ông sở hữu lại trở thành niềm đam mê của ông. Đó là một vườn thú rộng vào bậc nhất thế giới với bộ sưu tập phong phú những loại thú quý. Nhà đại tư bản không cho phép bất cứ ai vào thăm vườn thú của ông, và các nhà động vật học khắp thế giới đều ghen tị với bộ sưu tập danh tiếng của ông ta. 

Một lần, một nhân viên của nhà tài phiệt kể với ông ta về một thung lũng vắng vẻ ở đâu đó sâu lục địa Á châu, nơi một loại thú hoang cực kỳ quý hiếm và khó bắt. Nhà tài phiệt đứng trên ngọn tháp quan sát các con vật trong vườn thú đang gặm cỏ trên bãi rộng. Ông nghĩ, loài thú hiếm vừa nói tới hẳn sẽ tô điểm thêm và làm hoàn chỉnh bộ sưu tập các loài thú của ông. 

Ông ta cùng với những gia nhân hối hả chuẩn bị cho chuyến đi thảm hiểm tới vùng núi xa xôi kia, nơi được cho là có loài thú quý hiểm nọ. 

Ông tới được một nhóm nhỏ hẻo lãnh. Trong cái xóm tít tắp ẩn sâu trong dãy Hymalaya ấy, ông ta buộc nhóm tìm kiếm cùng với máy móc phải làm việc trên cả giới hạn của con người và phương tiện kỹ thuật. 

Những thợ săn người địa phương chỉ cười khi nhà tư bản cho họ biết ý định săn bắt thú của mình. Các thợ săn giải thích rằng, trải qua suốt bao thế hệ, không một ai trong cái thung lũng này dám hy vọng bắt được một con trong số sinh vật hoang dã và nhút nhát này. 

“Tôi sẽ trở lại sau một tháng, - nhà công nghiệp nói với cư dân trong xóm, - và tôi sẽ bắt hết từng con một. Tôi chỉ xin các bạn hãy cho tôi một người dẫn đường có thể đưa tôi tới nơi chúng ở mà thôi”. 

Sau một tháng, nhà tài phiệt trở về với hai bàn tay không. Cư dân trong xóm cười nhạo và chế giễu ông ta. Nhưng ông bảo họ: “Hãy đi với tôi”. 

Nhà tài phiệt dẫn họ lên núi, tới chỗ đồng cỏ mà người dẫn đường đã chỉ cho ông ta. Những người dân địa phương đứng lặng, không thể tin vào mắt mình: ngay trước mắt họ, phía dưới, họ trông thấy hàng trăm con thú bị dồn vào một cái trại. Khi đó nhà doanh nghiệp mới giải thích cho họ những gì mình đã làm. 

Buổi sáng hôm đầu tiên ông ta đặt một số thức ăn ngọt và ngon cùng một độn cỏ khô ở giữa đồng cỏ. Mỗi ngày tiếp theo ông ta đều quay lại và bỏ thêm khẩu phần thức ăn ngọt ngào nọ và cỏ khô. Chẳng bao lâu, những con thú đã tìm đến nếm thử món ăn. Ngày đầu có vài con đến, và rồi chúng đến mỗi lúc một đông hơn. Cuối cùng tất cả bầy súc vật đã tới ăn trên đồng cỏ. 

Sau đó, vào buổi tối ông ta đã đào những cái hố để trồng cột nhằm giữ cái hàng rào sau này. Mỗi đêm ông ta dựng hai – ba cái cột. Khi vòng tròn đã khép kín, tất cả các cột đã được chôn, ông tiến hành xếp những tấm ván ngang. Ông ta bắt đầu bằng những tấm gỗ thấp nhất, gần như sát đất sao cho bọn thú có thể dễ dàng nhảy qua. Mỗi đêm ông ta lại đặt thêm những tấm ván lên hàng rào. Những bức tường của vòng trại cứ cao dần lên. Việc đó tiếp diễn ngày qua ngày. Cuối cùng, những con thú chỉ có thể ra vào trại qua một chỗ hở nhỏ của hàng rào. 

Đêm ngày thứ hai mươi chín ông ta làm một cảnh cổng. Vào ngày cuối cùng, sau khi tất cả các con thú đã chui vào trong qua chỗ hở bên dưới hàng rào, ông ta hạ cổng xuống và nhốt chúng lại. Cho tới khi các con vật yêu tự do tuyệt vời ấy hiểu được điều gì xảy ra thì chúng đã ở trong bẫy rồi. 

Nhà tài phiệt nói với dân địa phương: “Tôi có thể bắt được bất cứ con vật nào chỉ đơn giản bằng cách cho chúng ăn. Cũng bằng cách ấy tôi có thể chi phối bất cứ người nào. Đó là giao kèo tuyệt diệu và sòng phẳng. Tôi nôi họ, và họ giao phó cho tôi cuộc sống và tự do của mình. Cốt lõi của quyền lực và giàu sang của tôi là như vậy.” 

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình ở trong một chiếc bẩy chưa? 

Có bao nhiêu người cảm thấy mình bị bỏ rơi vào bẩy, bởi vì họ thấy mình bị phụ thuộc vào người mà nói một cách bóng bẩy là “đã vỗ béo” họ? 

Có bao nhiêu người đã trở thành tù nhân của hệ thống điều khiển, được tạo nên mà họ không nhận thấy, - một cái cột, rồi một tấm ván ngang - mọi cái tiến triển thật từ từ và người ta chợt bừng tỉnh chỉ khi nhận ra mình đã bị bao vây chặt, cánh cổng sau lưng họ đã đóng then và họ bị nhốt kín? 

Có bao nhiêu người vĩnh viễn ở trong trạng thái “sống qua ngày”? 

Tôi ước giá mà nhận được gần mười phần trăm của mỗi người, từ những người nói với tôi rằng anh ta không thích công việc của mình. “Tôi căm ghét công việc của tôi; tôi căm ghét sếp của tôi; tôi căm ghét mọi thứ quanh tôi; tôi căm ghét các vấn đề về giao thông, điều mà tôi đụng phải năm ngày mỗi tuần. Đó là những gì tạo nên sự căm ghét của tôi đối với công việc”. 

Nhiều người trong chúng ta bận tâm tới quy trình, sống qua ngày đoạn tháng đến nỗi chỉ chú ý tới mỗi điều đó mà thôi. Chúng ta “bị ràng buộc” vào việc chăm lo “kiếm sống” nên quyên mất phải sống thực sự như thế nào. Tôi nghĩ rằng về đề tài sức ỳ của con người thì đã được nói quá nhiều rồi. Chỉ đáng ngạc nhiên là nhiều người trong chúng ta phải chịu đựng đau khổ đến như vậy chỉ để mà tồn tại. Nhưng không phải lúc nào cũng cần chịu đựng đau khổ. 

Tôi muốn giá mà nhận được một đola từ mỗi người có thu nhập trên trung bình, những người nhận ra được cái hàng rào tinh xảo đang bao bọc dần quanh anh ta chính là hậu quả trực tiếp từ sự an nhàn của họ. 

Rất nhiều quy tắc mang đến sự thành công về tài chính, tách chúng ta xa khỏi “tư tưởng thuần tuý” về tự do, giống như là chúng ta bao quanh bởi hàng rào có gai vậy. Nhưng chẳng lẽ sự ổn định về tài chính có nghĩa dù chỉ là một chút, nếu ta cảm thấy rằng cuộc sống của chúng ta lệ thuộc vào mỗi “quyền lực của đồng tiền” thôi sao? 

Lối thoát tối ưu 

Các bạn của tôi, có một lối thoát tốt nhất, cho phép ta sống và làm việc bình thường. Quyết định đúng đắn nhất – chia tay với tư tưởng sống qua ngày và tự mình đón nhận quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình. 

Con đường tới tự do là có thật! 

Tôi đã từng thử qua nhiều “quyết định đúng đắn nhất”. Tất cả chúng đều hay và mỗi cái lại mở ra một cơ hội độc nhất vô nhị trong kế hoạch nghiên cứu, và cứ thế. Song chỉ có một con đường đáp ứng được sự mong đợi. Nó cho bạn chọn lựa tự do phi thường, khả năng không giới hạn để đạt được thành công sống và làm việc của bạn. 

Đó là cơ hội mang đến sự kểm soát hoàn toàn và đầy đủ cuộc sống của riêng bạn. Đi theo con đương ấy, bạn sẽ có được những gì mình muốn.. 

Con đường ưu việt và mới mẻ mà cuốn sách này đề cập đến là vậy đó. 

Tôi gọi nó là “cơ hội thuận lợi nhất trong lịch sử loài người”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

TV Online

 
Powered by by: Blogger